A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làm thế nào để trẻ chủ động từ chối kẹo ngọt ?

Làm thế nào để trẻ chủ động từ chối kẹo ngọt ?

‍Nghỉ dịch ở nhà Bố mẹ có thấy điều này là rất khó không ạ? Nhưng Bố mẹ đừng lo cùng cô tìm hiểu và thực hành 1 số gợi ý sau nhé!

Và bài học đầu đời giúp con tự kiểm soát bản thân, biết phân tích và đưa ra lựa chọn đúng đắn

Thẳng thắn nhìn nhận thì kẹo không phải là một thức ăn lành mạnh nhưng không phải là độc hại. Và việc trẻ một tuần ăn vài cái kẹo cũng không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sự béo phì cũng như việc sâu răng của trẻ cả (Tất nhiên là cần đánh răng thường xuyên). Không những thế, việc được ăn kẹo là niềm vui của trẻ, thật sự là việc khiến chúng cực kì vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc. Và tương tự, chơi điện tử, bim bim hay bỏ học 1-2 buổi cũng vậy (nghiêm túc đấy) Vậy thì tại sao chúng ta lại không thi thoảng cho trẻ được tận hưởng niềm vui đó khi nguy cơ về sức khỏe, tương lai trẻ là thấp? Việc bố mẹ lạnh lùng cự tuyệt việc ăn kẹo và nói với trẻ rằng những thức ăn đó là độc hại sẽ dẫn đến tâm lí thèm thuồng ở trẻ vì kẹo thực sự là thứ hấp dẫn với trẻ. Chúng sẽ thấy bố mẹ mình thật bất công, quá đáng, vô lí, mình thật đáng thương, sao bố mẹ mình ko yêu mình như bố mẹ các bạn khác….Nếu nhìn thấy bạn khác ăn kẹo, chúng sẽ trong trạng thái đau khổ vì muốn ăn mà không được ăn. Và nếu thèm quá, chúng sẽ tự thỏa hiệp để ăn khi bố mẹ không ở cạnh để cấm đoán nhưng sẽ ăn trong trạng thái day dứt và lo lắng vì mình đang làm trái lời bố mẹ, đang không nghe lời bố mẹ, đang ăn một thứ độc hại (như lời bố mẹ nói). Và dù ăn kẹo nhưng chúng vẫn rất day dứt, lo lắng và tự trách mình (điều này có vẻ cực kì to tát và bố mẹ đều nghĩ trẻ chẳng bao giờ nghĩ nhiều thế, chúng chỉ ăn kẹo là vui rồi. Và đó là lí do chúng ta không hiểu trẻ và giao tiếp sai với trẻ)

Vậy thì thế nào bây giờ, chẳng lẽ để con ăn kẹo thả ga? Không, trách nhiệm của bố mẹ là hướng dẫn và làm gương để trẻ có một chế độ và lựa chọn ăn uống lành mạnh. NHƯNG quyết định vẫn là ở trẻ, chúng ta cần hướng dẫn và đưa ra cảnh báo cho trẻ còn quyết định thế nào của trẻ chúng ta vẫn nên tôn trọng. Đây là cơ hội để trẻ học cách tự kiềm chế bản thân.

1. Đầu tiên và khi con còn bé (dưới 3 tuổi), hãy hạn chế để kẹo xuất hiện trong nhà bạn. Trẻ không thể tự đi ra cửa hàng mà mua kẹo về được, kẹo có xuất hiện trong nhà bạn không là do bạn và những người khác trong nhà mua, chứ không phải do trẻ. Trẻ không thấy thì sẽ ít đòi hơn, bạn cũng đỡ đau đầu đi tranh cãi, cấm đoán với trẻ.  

2. Thứ hai, hãy giải thích rõ ràng và đúng đắn cho trẻ rằng ăn kẹo nhiều sẽ có nguy cơ sâu răng, béo phì…Hãy cho trẻ xem ảnh các bạn khác bị sâu răng thế nào, đau đớn thế nào, các phim hoạt hình (như clip đánh răng của Nhật) có con sâu răng trông đáng sợ ra sao, sâu răng đau ra sao, phải đi trám răng khổ sở thế nào…. ( và được ăn kẹo cũng là động lực cực tốt để bé chăm chỉ đánh răng đấy) Rồi cho bé xem ảnh những bạn béo phì vận động đi lại khó khăn thế nào (nhưng đừng ám chỉ béo là xấu nhé, đấy là body shaming và trẻ sẽ có tâm lí chê các bạn béo, nếu trẻ béo chúng sẽ tự ti) Tuy nhiên, bố mẹ đừng cấm tuyệt đối trẻ, vì kẹo ko phải là 1 thứ độc hại và rất hấp dẫn, cấm chỉ tạo nên phản tác dụng, dịp đặc biệt hoặc thi thoảng mà trẻ thấy cũng nên để trẻ ăn. Trẻ có khả năng nhận và xử lí thông tin, hiểu và đưa ra quyết định nên bố mẹ cần chờ đợi và tin tưởng vào con. Với các bạn nhỏ dưới 3 tuổi thì chỉ cần ít để kẹo xuất hiện trước mặt trẻ + giải thích là đủ. 

3. Thứ ba, với trẻ khoảng trên 3 tuổi, hãy để trẻ được quyết định việc ăn kẹo như thế nào bằng cách chọn kẹo và tự tin, thoải mái mỗi khi ăn kẹo. Ví dụ một ngày trong tuần bạn có thể dẫn trẻ đi mua kẹo một lần, nếu là một cửa hàng nào đó chỉ chuyên một loại kẹo ít ngọt, nguyên liệu đảm bảo thì càng tốt. Chúng mình tin chắc đó sẽ là một trong những sự kiện trẻ chờ đón nhất, là ngày vui vẻ nhất của các bạn nhỏ. Và chúng sẽ hào hứng đồng ý với thỏa thuận là chỉ mua bao nhiêu cái kẹo để tuần sau còn được đi tiếp sau một vài lần hiểu quy luật, đỡ được bao nhiêu đau đầu và tranh cãi mỗi lần bố mẹ và bé cùng đi siêu thị hay đến cửa hàng.

4. Sau đó, hãy để trẻ quản lí số kẹo đó bằng cách thống nhất 1 ngày ăn mấy cái, ăn lúc nào. Cảm giác được chủ động, được quyền quyết định sẽ khiến trẻ tự tin và vui vẻ hơn là việc mẹ cất khư khư đống kẹo, đến giờ mới cho con ăn 1 cái mà vừa ăn lại vừa đe nẹt về tác hại của kẹo. Có câu chuyện bà mẹ cất đống kẹo trên cao thì thấy con tìm mọi cách để ăn trộm kẹo nhưng khi để con tự quản lí thì đúng là mỗi ngày con chỉ lấy 1 cái kẹo để ăn là muốn nói đến vấn đề này. Tuy nhiên thời kì đầu vẫn cần bố mẹ thi thoảng bên cạnh nhắc nhở trẻ về quy định, nếu trẻ ăn quá thì chúng sẽ không có kẹo để ăn cho đến buổi đi mua kẹo sau và còn bị phạt trừ số kẹo của lần sau.

5. Con người rất dễ bị ám thị, nhất là trẻ con. Nếu bạn luôn ám thị cho con rằng con tự kiểm soát được, con có khả năng quyết định thì còn sẽ có ý thức khẳng định mình, phẩm chất phát triển theo hướng lành mạnh. Còn nếu bạn ám thị rằng con ko có khả năng tự kiềm chế ham muốn của mình, mẹ mà hở ra thì sẽ ăn nhiều kẹo ngay thì con sẽ dần mất đi sự tự tin, trượt theo hướng tiêu cực. Bài học này cũng được áp dụng với bất kì việc nào trong nuôi dạy con, từ chuyện quản lí để con không trộm cắp, nói dối, quay cóp…

6. Thế còn khi đi ra ngoài thì sao, có người cho con kẹo thì thế nào? Take it easy. Nếu kẹo đó bạn chấp nhận được và con vui vẻ hào hứng thì hãy thống nhất với con là con được ăn mấy cái rồi để con chọn. Muốn trẻ con nghe lời hãy làm người lớn nghe lời trước, hãy thỏa hiệp với trẻ nếu đó không phải là chuyện gì quá nghiêm trọng. Đừng để chuyện nhỏ biến thành cuộc chiến giữa bạn và con, khiến cả hai mẹ con và những người khác mất vui, bạn cũng xấu hổ. Khi bạn đã để con tự kiểm soát được việc ăn kẹo ở nhà thì ra ngoài là chuyện rất đơn giản.

7. Có một thí nghiệm nhỏ khá nổi tiếng về việc cho trẻ ở trong phòng với 1 cái kẹo, nếu trẻ ko ăn ngay mà đợi thì sẽ được thêm 1 cái kẹo nữa. Nghiên cứu này đã rút ra kết luận rằng những đứa trẻ biết kìm nén ham muốn ăn kẹo ngay và chờ đợi tức là có khả năng kìm chế cao hơn khi còn nhỏ thì khi trưởng thành đạt được những thành tích tốt hơn so với những trẻ “không vượt qua thử thách ngày ấy”. Trong bài viết này chúng mình nói là kẹo nhưng có thể áp dụng với những thứ hấp dẫn trẻ nhưng không tốt nếu quá nhiều tương tự như bim bim, nước ngọt, dùng ipad… Hãy dùng những thứ đó để dạy con bạn bài học về tự kiềm chế, tự kiểm soát đầu đời và cho chúng những niềm vui, hạn chế những lần cãi vã, mệt mỏi giữa bố mẹ và con nhé!


Tác giả: mamnonantien@gdmd.edu.vn
Nguồn:Sưu tầm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin xem nhiều
Giúp con mạnh dạn tự tin trước đám đông
Giao tiếp trước đám đông là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết, để giúp bé có thể dễ dàng thể hiện mình khi lớn lên và bước xa dần khỏi vòng tay của mẹ. Luôn khuyến khích và khiến trẻ tự tinSự ...
Phân biệt bệnh thuỷ đậu và bệnh sởi.
 Thuỷ đậu và sởi là hai trong nhiều bệnh dịch do virus gây nên. Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng ho, chảy mũi, sốt cao và đặc biệt là nổi các nốt mụn trên cơ thể. Bệnh diễn biến thường theo ...
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2020 - 2021
               Trường MN An Tiến xin thông báo kế hoạch tuyển sinh năm học 2020-2021  như sau: I. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: - Số lượng tuyển sinh: Tổng số trẻ là: 88 trẻ. Cụ thể như sau:+ Trẻ sinh năm ...
Chuẩn bị tâm lý cho ngày đầu tiên bé đi học
Vậy là bé đã được ghi tên vào lớp mẫu giáo. Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ nào là bút chì màu, thước kẻ, giấy trắng,keo dán, quần áo mới và cả một đôi giày mới nữa. Sáng nay mẹ dậy sớm chuẩn bị cho bé một bữa ...
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG NĂM 2020
Ngày 03/12/2020, trường Mầm non An Tiến đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 2 giáo viên trong trường:- Cô giáo Chu Thúy Ngà- Cô giáo Nguyễn Thị LenDưới đây là một số hình ảnh về buổi lễ